Phòng ngủ master là một từ ngữ không hề xa lạ kể cả với những người không thuộc ngành thiết kế nội thất. Tuy vậy, có không ít người chưa hoàn toàn hiểu thế nào là phòng ngủ master và những tiêu chí để một căn phòng ngủ đạt đến tiêu chuẩn “master”.
Với không gian rộng lớn và vai trò quan trọng trong tổng thể căn nhà, phòng ngủ master thường được đầu tư thiết kế tỉ mỉ với nhiều phong cách, kiểu dáng khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng Nội thất Zito tìm hiểu thêm về phòng ngủ master phong cách tân cổ điển và các mẫu phòng ngủ master tân cổ điển thịnh hành hiện nay nhé!
Phòng ngủ master là gì?
Nếu hiểu theo cách đơn giản thì phòng ngủ master (tên Tiếng Anh: Master bedroom) là phòng ngủ chính của căn nhà, thường được thiết kế riêng làm nơi nghỉ ngơi cho chủ nhân của mỗi gia đình. Trong một căn nhà có thể gồm nhiều phòng đảm nhiệm các công năng khác nhau, tuy nhiên phòng ngủ master thường được chú trọng đầu tư hơn về mọi mặt từ sắp xếp vị trí (view đẹp), căn chỉnh diện tích cho đến thiết kế nội thất (ánh sáng, chất liệu, vật dụng trang trí,…)
Với vai trò quan trọng như vậy, trong phòng ngủ master thường được tích hợp nhiều công năng để đảm bảo đem lại tiện nghi tối ưu cho gia chủ như góc xem tivi, vách thay đồ, khu đọc sách, nhà vệ sinh/ nhà tắm riêng,… Ngoài ra, phần lớn diện mạo của phòng ngủ master thường được gia chủ lên ý tưởng và thiết kế theo gu thẩm mỹ và sở thích riêng. Từ đó, cùng với sự phát triển của thiết kế nội thất, người ta dần coi phòng ngủ master như một không gian sinh hoạt thu nhỏ đầy riêng tư, thể hiện cá tính và phong cách của gia chủ.
Đặc điểm của phòng ngủ master tân cổ điển
Phòng ngủ master có thể được thiết kế theo nhiều phong cách chủ đạo, trong đó tân cổ điển là một trong những lựa chọn được các gia chủ ưa chuộng nhất. Dưới đây là một vài đặc điểm nổi bật, dễ nhận biết của phòng ngủ master tân cổ điển mà Nội thất Zito muốn giới thiệu đến bạn.
Về diện tích
Phòng ngủ master tân cổ điển thường có diện tích lớn hơn so với các căn phòng khác. Điểm này sẽ đem lại không gian sống rộng rãi và tiện nghi lớn hơn cho gia chủ, nhưng cũng là một khó khăn và cản trở vì khiến cho việc lựa chọn đồ nội thất và thiết kế, sắp xếp bố cục căn phòng tốn thời gian hơn.
Về thiết kế
Phong cách tân cổ điển được đặc trưng bởi sự phối hợp xen kẽ một cách hài hoà giữa các yếu tố cổ điển và hiện đại. Nét cổ điển thường được thể hiện qua các đường nét hoa văn điêu khắc mềm mại, uyển chuyển và phác hoạ nét hiện đại thông qua chất liệu và kiểu dáng, màu sắc của hình khối ngoại thất và các món đồ nội thất.
Nội thất phòng ngủ kiểu tân cổ điển ghi điểm trong lòng người dùng với cách sắp xếp bố cục hài hoà, hợp lý, không cầu kỳ cũng chẳng gò bó, đơn điệu – một phong cách mà nhiều người yêu cái đẹp ngày nay hướng tới.
Với không gian rộng rãi của phòng ngủ master, các kiến trúc sư thường đưa ra các phương án để tối ưu hoá không gian căn phòng. Điều này giúp hạn chế tạo ra các khoảng không thừa thãi, cũng đồng thời đảm bảo tiện nghi tối đa cho người sử dụng, không khiến bạn cảm thấy căn phòng quá trống trải, lạnh lẽo hay quá bí bách, chật chội.
Chất liệu, màu sắc
Giống như đặc điểm chung của các công trình sử dụng kiểu kiến trúc tân cổ điển, phòng ngủ master tân cổ điển thường dùng 3 chất liệu chính là gỗ tự nhiên, da và vải. Điểm giống nhau của 3 loại vật liệu này là giá thành không quá đắt đỏ như các nguyên liệu cổ điển, hơn nữa màu sắc còn đa dạng và dễ gia công, vận chuyển, đồng thời kết hợp với nhau một cách khoa học.
Các nội thất như giường ngủ, tủ quần áo, tủ đầu giường thường được ưu tiên gia công bằng gỗ tự nhiên và mạ vàng hoặc bọc da/ vải cao cấp. Giường ngủ được điểm thêm một số hoạ tiết trang trí ở 4 chân và lưng đầu giường nhằm tăng sự cổ điển.
Tủ quần áo tân cổ điển là gỗ tự nhiên có màu nâu trầm hoặc đỏ sẫm để thể hiện vẻ bề thế phù hợp với không gian phòng ngủ rộng. Ngoài ra, các vật dụng nội thất khác như bàn trang điểm, kệ tivi, bàn ghế,… có thể được bài trí thêm để cải thiện không gian, thường cùng chất liệu và gam màu với giường, tủ.
Màu sắc chủ đạo của phòng ngủ master tân cổ điển thường thuộc về những gam màu trắng, be sáng. Ngoài ra, các gia chủ thường điểm xuyết thêm màu vàng, nâu trầm hay nâu gỗ để trung hoà cảm quan thị giác và đem lại điểm nhấn cho tổng thể căn phòng.
Ánh sáng
Phòng ngủ master tân cổ điển thường tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên ở bên ngoài, vừa hạn chế sử dụng điện năng gây ảnh hưởng tới môi trường, vừa tạo sự hài hoà giữa các yếu tố nội thất bên trong căn phòng, đồng thời đem đến cảm giác thoải mái, thư giãn cho người dùng. Ngoài ra, ánh sáng từ các vật dụng như đèn để bàn, đèn chùm, đèn điện góp phần cải thiện ánh sáng bên trong và tạo cảm giác ấm cúng, lãng mạn cho cả phòng ngủ. Ngày nay, loại đèn đa sắc có thể thay đổi giữa các chế độ màu đèn khá thịnh hành bởi khả năng thay đổi linh hoạt theo ý thích người dùng, tuỳ vào điều kiện ánh sáng, thời điểm trong ngày,…
Phụ kiện trang trí
Không có những món đồ cầu kỳ và tinh xảo đến từng chi tiết như cổ điển hay những phụ kiện trang trí giản đơn của hiện đại, phòng ngủ master tân cổ điển thường được tạo điểm nhấn với những đồ trang trí độc đáo, có giá trị cao về mặt thẩm mỹ – nghệ thuật nhưng ngược lại không quá rườm rà và gây rối mắt.
Một số phụ kiện thường được sử dụng để tô điểm cho phòng ngủ tân cổ điển là đèn chùm thường được đặt cân đối giữa nhà, bức tranh với chủ để mỹ thuật sáng tạo được gắn trên tường một cách hợp lý và hài hoà,… Hay đơn giản chỉ là giấy dán tường với hoa văn nhẹ nhàng, thanh lịch để làm nổi bật vẻ đẹp của những món đồ nội thất chủ đạo trong căn phòng.
Tại sao phòng ngủ phong cách tân cổ điển được ưa chuộng?
Hiện nay, tân cổ điển là một phong cách thiết kế nội thất thịnh hành, được nhiều gia chủ ưa thích và lựa chọn. Được biết đến như sự hòa quyện hoàn hảo của những hoa văn cầu kì, đường nét điêu khắc tinh xảo của phong cách cổ điển với sự mới mẻ, hình khối khoẻ khoắn và tối giản của phong cách hiện đại; phong cách tân cổ điển toát lên vẻ trang nhã, thanh lịch không hề phô trương nhưng vẫn hợp thời và tiện nghi. Tất cả mang đến cảm quan ấn tượng, có thể làm xiêu lòng những gia chủ yêu thích sự thanh nhã vừa đủ.
Ngoài ra, để phù hợp với xu hướng thiết kế và thi công nhà cửa hiện nay, phòng ngủ tân cổ điển không chỉ được thiết kế dành riêng cho biệt thự xa hoa, giờ đây chúng ta đã có thể thấy phong cách thiết kế này ở những căn nhà phố, chung cư,… Điều này đã phần nào đáp ứng nhu cầu có một không gian sống sang trọng, đẳng cấp, không giới hạn loại hình công trình, địa điểm xây dựng. Có một gian phòng ngủ master được thiết kế theo phong cách tân cổ điển vừa mang hơi thở quý tộc, lại toát lên nét tân thời sẽ thể hiện khiếu thẩm mỹ và địa vị nhất định của gia chủ. Do đó, đây là một lựa chọn được rất nhiều gia chủ đưa vào trong thiết kế nội thất cho phòng ngủ, đặc biệt là phòng ngủ master của mình.
Kinh nghiệm thiết kế phòng ngủ master Tân cổ điển đẹp, tiết kiệm
Dưới đây là một số kinh nghiệm khi thiết kế để có một căn phòng ngủ master tân cổ điển đẹp với ngân sách hợp khả năng mà Zito muốn chia sẻ với bạn!
Có bản vẽ cụ thể, dự trù kinh phí hợp lý
Việc có một bản vẽ chi tiết và một bản dự trù kinh phí hợp lý để mua nguyên vật liệu là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình thiết kế nội thất không chỉ của một căn phòng ngủ master mà còn là trong bất cứ công trình nói chung nào.
Bản vẽ chi tiết và dự trù kinh phí từ trước sẽ phần nào đảm bảo việc thiết kế thực tế đi theo đúng như ý của gia chủ, đồng thời không gây lãng phí vật liệu hay kinh phí vượt quá khả năng chi tiêu.
Để tâm tới sự hài hoà của ánh sáng tự nhiên và nhân tạo
Ánh sáng chính là yếu tố quyết định không gian sống của bạn có thông thoáng và dễ chịu hay không. Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên sẽ giúp căn phòng ngủ master của bạn có sức sống hơn, từ đó tăng chất lượng giấc ngủ cũng như thời gian bạn sinh hoạt trong không gian riêng tư này. Với các căn nhà phố, phòng ngủ master thường được bố trí có cửa sổ quay về hướng vườn. Trong chung cư, các phòng ngủ master được bố trí thêm cửa sổ lớn để đón nắng và gió tự nhiên.
Màu sắc đồng bộ
Màu sắc chủ đạo của căn phòng nên đồng bộ với màu sắc chung của cả căn nhà. Với màu tường, trần, nền nhà, bạn nên lựa chọn những màu sắc tươi sáng, nhẹ nhàng, không quá tối hay quá mạnh mẽ để đảm bảo chất lượng sinh hoạt của bạn tại căn phòng dễ chịu nhất có thể (bởi cảm quan từ thị giác sẽ tác động trực tiếp đến trí óc). Ngoài ra, với những tông màu không quá nổi thì việc lựa chọn và phối đồ cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Thiết kế giường ngủ – nên lưu ý điều gì?
Một chiếc giường ngủ hợp thẩm mỹ và hợp phong thuỷ không chỉ đem lại tiện ích khi nghỉ ngơi mà còn có thể mang đến vượng khí cho gia đình bạn. Dưới đây là một số tiêu chí để bạn có thể lựa chọn và sắp xếp vị trí giường ngủ sao cho hợp lý.
- Kích thước phù hợp: Giường ngủ quá hẹp sẽ tạo cảm giác chật chội, không thoải mái nhưng cũng không nên quá rộng vì sẽ tạo sự thừa thãi và chiếm diện tích không cần thiết trong phòng. Kích thước giường đôi lý tưởng cho một căn phòng ngủ master là 1,8m x 2m.
- Chất liệu: Bạn nên lựa chọn các loại gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp nhập khẩu chất lượng cao để đảm bảo độ bền, gỗ kém chất lượng, rẻ tiền về lâu dài sẽ dễ bị cong vênh, mối mọt và tạo tiếng ồn khó chịu khi sử dụng.
- Vị trí đặt giường: Các nghiên cứu về phong thuỷ cho thấy, việc đặt giường đối diện cửa, nhà vệ sinh hay dưới thanh xà dầm sẽ tạo cảm giác nặng nề nên bạn cần tránh. Bên cạnh đó, việc kê đầu giường vào sát tường và nếu có thể là cả thân giường vào sát tường sẽ đem lại cảm giác chắc chắn, an tâm hơn khi ngủ.
Top 30 mẫu phòng ngủ master tân cổ điển đẹp nhất hiện nay
Thật khó để tìm thấy một mẫu phòng ngủ master ưng ý? Đừng lo, vì Nội thất Zito sẽ giúp bạn điểm qua 30 mẫu phòng ngủ master tân cổ điển hiện nay. Biết đâu bạn có thể tìm thấy ý tưởng từ đó, hãy cùng chiêm ngưỡng nhé!
1. Nội thất phòng ngủ master tân cổ điển theo gam màu thuần
Dưới đây là một số mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ master tân cổ điển sử dụng một gam màu thuần làm gam màu chủ đạo. Ưu điểm của việc này là khiến cho việc phối đồ nội thất trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, thậm chí không cần tốn nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu và lựa chọn vật dụng bài trí. Tuy nhiên, nếu gia chủ không cẩn thận lạm dụng gam màu chủ đạo quá trớn sẽ dễ tạo ra cảm giác “ngấy” màu sắc và bị rối mắt. Đừng quên thay đổi linh hoạt các màu trong cùng tông để tạo nên tổng thể bắt mắt, dễ nhìn cũng như đem đến cảm quan thư thái nhất có thể cho bản thân, bạn nhé!
2. Mẫu thiết kế phòng ngủ master tân cổ điển sử dụng từ 2 gam màu chủ đạo trở lên
Thêm gam màu chủ đạo đồng nghĩa với thêm lựa chọn và khả năng đa dạng hoá phong cách cũng cao hơn. Nhiều gia chủ hiện nay thường chọn theo xu hướng pha trộn giữa trắng và một màu sắc trầm hoặc có tính dung hoà không cao để tạo cảm giác hài hoà. Việc phối hai gam màu trở lên cho phép các kiến trúc sư và cả gia chủ có thể tự do trong việc đan xen, phối hợp hai màu sắc để tạo nên một căn phòng lý tưởng, nhưng cũng đồng thời giới hạn họ trong việc tìm kiếm và phối đồ nội thất. Bởi màu sắc của đồ nội thất cũng cần đạt đến sự cân bằng giữa hai gam màu để tránh bị thiên lệch, tạo ra tình trạng mất cân đối cán cân màu sắc. Điều này đặt ra thử thách về việc bài trí, sắp xếp để tạo sự cân xứng giữa các hình khối, đồng thời là đem đến nét đẹp tổng thể cho cả căn phòng ngủ.
Trên đây là những chia sẻ của Nội thất Zito về phòng ngủ master tân cổ điển và top 30 phòng ngủ master tân cổ điển đẹp nhất hiện nay. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể tìm thấy ý tưởng để thiết kế nên một căn phòng ngủ master đẹp như ý, xa hơn nữa là xây dựng và thiết kế ngôi nhà cho gia đình. Zito chúc bạn thành công trên hành trình gây dựng tổ ấm của riêng mình!